DU HỌC NEW ZEALAND TỪ BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Cho con đi du học ngay từ bậc THPT đang là xu hướng của nhiều phụ huynh Việt Nam. Nền giáo dục chất lượng cao, chi phí phù hợp và môi trường sống an toàn là những yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Du học THPT New Zealand là một trong những sự lựa chọn sáng suất – là hành trình đi đến thành công cho du học sinh quốc tế.

I/ Đôi nét về hệ thống giáo dục trung học tại New Zealand

Ở New Zealand, mọi trẻ em đều phải bắt buộc đến trường ở độ tuổi lên 5 hoặc 6 và phải

đi học mỗi ngày.

Giáo dục phổ thông của New Zealand kéo dài 13 năm (chứ không phải là 12 năm như Việt

Nam) và được chia ra thành 2 cấp:

  • Primary/Intermediate school: Khi trẻ em bắt đầu đi học (5-6 tuổi) thì gọi là Year 1. Primary school bao gồm từ Year 1 đến 6.

Intermediate school bao gồm year 7 và 8.

  • Secondary school (hay còn gọi là college hay high school): Bắt đầu từ Year

9 đến 13.

Học sinh có thể ngưng học trước khi kết thúc Year 13 nhưng không được trước năm 16

tuổi. Có nghĩa là chưa đủ 16 tuổi thì bắt buộc phải đi học. Đủ 16 tuổi thì có thể ra đi làm

nếu không thích học nữa. Nếu tính Year 1 từ năm 6 tuổi, đến năm 16 tuổi là 10 năm giáo

dục bắt buộc.

II/ Các loại trường phổ thông tại New Zealand

Trường phổ thông của New Zealand được chia thành 3 loại (chia theo chủ sở hữu) như

sau:

1/ State Schools hay Public Schools (Trường Công lâp)

Các trường này thuộc chính phủ và nhận tài trợ từ chính phủ, số lượng học sinh chiếm 90%.

New Zealand qui định học phí các trường công này là miễn hoàn toàn cho học sinh bản xứ cho đến 19 tuổi, ngoài ra có các khoản phụ phí như: đồng phục, lệ phí thi, phí ngoại khóa, phí hoạt động công lạc bộ thể thao,…

Ngoài học sinh bản xứ ra, hệ thống trường công này chấp nhận các học sinh sau đây vào

học miễn phí như đối với học sinh bản xứ:

  • Nếu học sinh có New Zealand resident visa hay citizen (bao gồm cả các quốc gia

như Tokelauans, Cook Islanders and Niueans).

  • Nếu học sinh giữ student visa đi theo diện work visa của phụ huynh.

Sinh viên quốc tế đóng học phí tầm 13,000-15,000 NZD/năm

Một số trường Trung học công lập nổi bật cho sinh viên lựa chọn

  • Avondale High School
  • ST Dominic’s College
  • Wellington East Girls’ College
  • Sacred Heart College
  • Whanganui High School

2/ State Intergrated Schools (Trường bán công)

Có khoảng 10% học sinh theo học các trường này. Đa phần các trường này trực thuộc các

tổ chức tôn giáo (đa phần là nhà thờ). Trường bán công này vẫn nhận sự hỗ trợ của chính

phủ nhưng sẽ không miễn phí cho học sinh như trường công. Học sinh phải đóng một

khoản tiền nhằm giúp trường duy trì hoạt động. Thông thường sinh viên bản xứ phải đóng khoảng $1,500/năm

Mức học phí áp dụng với sinh viên quốc tế từ 12,000 – 15000 NZ$/ năm

3/ Private Schools (Trường tư thục)

Có khoảng dưới 5% học sinh có điều kiện học trường tư.

Cho dù là học sinh bản xứ thì cũng phải đóng học phí khoảng $20,000/năm

Một số trường tư chỉ nhận học sinh nam hoặc nữ. Có một số trường nhận cả nam lẫn nữ.

Cơ sở vật chất của trường tư rất tiện nghi, hiện đại và đệp đẽ. Hầu hết trường tư có ký túc xá cho học sinh ở lại nội trú.

Một số trường trung học tư thục nổi bật tại New Zealand:

  • Nelson College (Trường tư có chi phí tốt)
  • Saint Kentigern College – Trường tư có thành tích học tập nổi bật, học bổng và khuôn viên rộng lớn 100 hecta
  • St Cuthbert’s College – Trường tư  với thành tích học tập ấn tượng dành cho nữ sinh và đầu vào đầy cạnh tranh.
  • St Mathew’s College – Trường Boarding dành cho nữ sinh ở Wellington chi phí hợp lý.

III/ Bằng Tốt nghiệp Phổ Thông tại New Zealand

1/ NCEA

The National Certificate of Educational Achievement (NCEA) là bằng chứng nhận của toàn bộ các trường cấp 3 ở New Zealand. NCEA được công nhận và sử dụng cho việc tuyển sinh bởi tất cả các trường đại học và Polytechnics ở cả New Zealand và các nước khác trên thế giới.

Tất cả các trường cấp 3 ở New Zealand đều dạy chương trình NCEA cho học sinh từ Year

11 đến 13. NCEA có 3 level tương ứng là Level 1, 2 và 3. Cả 3 level này để tương ứng với sức học từng môn của học sinh.

Ví dụ một học sinh đang học level 2 vẫn có thể chọn thêm một môn mới và học lại Level 1 cho môn đó hoặc là nếu học giỏi một môn nào đó thì có thể học thẳng lên Level 3.

NCEA tính điểm dựa dựa trên credit, ở mỗi Level thì học sinh sẽ cần 80 credits để đạt chứng nhận. Nhưng ở Level 2 và 3 thì học sinh sẽ được mang 20 credits từ Level trước đó.

Ví dụ như ở Level 2 thì sẽ được mang 20 credits từ Level 1 nên học sinh chỉ cần có 60

credits là sẽ đạt yêu cầu qua môn đó. Cách kiếm credit của NCEA không chỉ là từ bài kiểm tra thông thường mà còn là từ quá trình học xuyên suốt. Mỗi môn sẽ được chia ra làm nhiều standard, cứ đạt standard thì sẽ được credit tương ứng.

Ưu điểm của NCEA:

Credit được chia đều cho cả năm nên học sinh sẽ phải học xuyên suốt cả năm học

chứ không phải đến mùa thi mới học.

Cho phép học sinh học tương ứng với khả năng của mình.

2/ CIE

Song song với NCEA thì một số trường còn dạy cả chương trình CIE (Cambridge

International Examinations).

Chương trình Cambridge nổi tiếng toàn thế giới với rất nhiều các kì thi và chứng chỉ. Ở Việt Nam thì mọi người thường biết đến Cambridge với những chứng chỉ tiếng anh như Starter, Flyer, KET, PET, v.v. Nhưng các trường cấp 3 ở New Zealandcòn có 3 loại chứng chỉ nữalà:

  • IGCSE cho Year 11.
  • AS cho Year 12.
  • A level cho Year 13.

CIE có thể nói là chương trình khó nhất trong 3 chương trình học ở New Zealand vì thường học sinh chỉ học chuyên sâu vào khoảng từ 3 đến 4 môn học với trình độ rất khó, nhất là ở mức độ AS và A level.

Nếu học sinh học có theo kịp chương trình này thì có lợi thế là lên năm đầu tiên của Đại

Học sẽ thấy dễ dàng hơn

Cách tính điểm của Cambridge cũng rất đơn giản vì học sinh chỉ thi đúng 1 bài kiểm tra

vào cuối năm. Điểm qua môn sẽ là A*, A, B, C, D và E. Điểm này được quy đổi ra từ số

điểm trong bài thi.

Ưu điểm của CIE:

Trình độ của chương trình này là rất cao và sẽ chuẩn bị học sinh tốt khi vào đại

học.

Bằng CIE sẽ được công nhận rộng rãi khắp thế giới hơn là bằng NCEA.

3/ IB

The International Baccalaureate hay IB là Bằng Tú Tài Thế Giới cũng được công nhận toàn thế giới cầu thuộc tổ chức giáo dục IBO.

Để có được bằng tú tài này thì học sinh sinh sẽ phải học 6 môn dưới 3 tiêu chí cốt lõi. 3

tiêu chí đó là kiến thức, một bài essay 4000 từ và tiêu chí cuối cùng là hoạt động ngoại

khóa. Tiêu chí cuối cùng sẽ không ảnh hưởng tới điểm cuối cùng nhưng bắt buộc phải có

để đạt bằng.

Ưu điểm của IB:

Học sinh sẽ được phát triển toàn diện về kĩ năng thực tiễn, sáng tạo, tư duy phản

biện, văn hóa và kiến thức bao quát.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp quý phụ huynh và các em học sinh chọn cho con em mình được chương trình phù hợp nhất.

──────────────────────────

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Tư Vấn Giáo Dục PSE

169i Trưng Nữ Vương, quận Hải Châu, Đà Nẵng

Hotline: 0982 520148

Website: www.pse.edu.vn

Fanpage: PSE Education- Tư vấn du học và định cư

───────────────

PSE ADELAIDE OFFICE

18 Priscilla Road, Pooraka , South Australia 5095

Phone: +61 434 952 777

Thông tin học bổng
Hotline
Chat Zalo
Chat Facebook